CẢM LẠNH: BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA NÀO LÀ AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ ?

KHỎE MỖI NGÀY • Thứ hai, 13/07/2020 - 16:11 (GMT+7)

Thời tiết trở trời, mưa nắng thất thường luôn là nguyên nhân lớn khiến cả bạn và con cái của mình bị các triệu chứng như sốt, sổ mũi, nhứt đầu, hắt hơi, ho,… Đây là những triệu chứng cho thấy có thể bạn đang bị cảm lạnh.

Các phương pháp hay phương thuốc trị cảm lạnh hầu như rất phổ biến và ai cũng biết, tuy nhiên trong số đó, bạn có thật sự biết phương pháp nào là an toàn và hiệu quả?

Nếu bạn bị cảm lạnh, bạn có thể bị ốm kéo dài đến 2 tuần, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống thường ngày của bạn. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải chấp nhận những phiền toái do cảm lạnh gây ra trong thời gian này.

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục bệnh cảm lạnh và hiệu quả của chúng:

BIỆN PHÁP CHỮA CẢM LẠNH CÓ HIỆU QUẢ

Giữ nước cho cơ thể: sử dụng nước uống, nước trái cây, nước canh, nước chanh ấm với mật ong giúp hệ hô hấp của bạn được thông thoáng và ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể. Bạn nên tránh rượu, cà phê và các thực phẩm có chứa cafein, vì chúng làm cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.

Nghỉ ngơi: Cơ thể bạn cần nghỉ ngơi để tự chữa lành và hồi phục, vì thế bạn nên dành nhiều thời gian thư giãn cơ thể hơn bình thường.

Làm dịu cổ họng: Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau rát họng: hòa tan ¼ đến ½ muỗng cà phê muối trong 1 ly nước ấm để súc miệng hằng ngày vào buối sáng.


Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp sát khuẩn đường hô hấp

Tuy nhiên biện pháp này không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm thuốt xịt, viên ngậm thảo dược trị viêm họng. Không sử dụng các viên kẹo ngậm cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc thận trọng khi sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên vì các viên ngậm có thể làm nghẹt và tắc đường thở của chúng.

Chống nghẹt mũi: các loại thuốc nhỏ mũi và xịt mũi không kê đơn có thể giúp bạn giảm nghẹt mũi và thoải mái hơn.

Ở trẻ sơ sinh, các chuyên gia khuyên bạn nên nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi bé và dùng dụng cụ hút mũi để hút các dịch nhầy từ trong mũi cho bé.

Ở trẻ lớn, có thể sử dụng thuốc xịt mũi là nước muối sinh lý.

Giảm đau và hạ sốt:

Đối với trẻ từ dưới 6 tháng tuổi: chỉ nên dùng paracetamol.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen (có thể tham khảo những thuốc không kê đơn sau đây: Effer Paralmax 150, Effer Paralmax 250, Effer Paralmax 325, Effer Paralmax 500)


Cần thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Cần liên hệ với bác sĩ để có thể sử dụng liều chính xác với tuổi và cân nặng của bé.

Người lớn có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt (có thể tham khảo những thuốc không kê đơn sau đây: Paralmax Extra, Paralmax cảm cúm, Paralmax, Effer Paralmax Extra, Paralmax Pain)

Hãy thận trọng khi sử dụng aspirin cho trẻ em hoặc độ tuổi thanh thiếu niên. Mặc dù được chấp thuận sử dụng cho trẻ lớn hơn 3 tuổi, nhưng đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau cúm và thủy đậu không nên dùng loại thuốc này. Nguyên nhân chủ yếu là do aspirin có liên quan đến hội chứng Reye trên những bệnh nhân này, đây có thể là một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng ở những đưa trẻ như vậy.

Uống những chất lỏng ấm: Đây là phương pháp thường được sử dụng nhiều khi bị cảm lạnh. Các loại thức uống hoặc thực phẩm ấm như: súp gà, trà hoặc nước táo ấm có thể làm dịu cổ họng và giảm tắc nghẽn do tăng chất nhầy ở cổ họng.

Uống một tách trà mật ong ấm: mật ong có thể giúp giảm ho ở người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.


Một tách trà mật ong ấm sẽ giúp cơ thể giảm ho và đau rát họng

Thêm độ ẩm cho không khí: máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm có thể bổ sung độ ẩm cho căn nhà hoặc phòng làm việc của bạn, điều này có thể giúp nới lõng sự tắt nghẽn. Tuy nhiên bạn cần biết cách vệ sinh những thiết bị này hợp lý.

Sử dụng thuốc cảm và ho không kê đơn:

Đối với người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên, thuốc thông mũi, chống hắc hơi, dị ứng và giảm đau có thể làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, chúng sẽ không ngăn ngừa hoặc rút ngắn thời gian bị cảm lạnh và hầu hết chúng đều có một số tác dụng phụ.

Không nên lạm dụng những thuốc này và cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

CÁC LOẠI THUỐC CHỮA CẢM LẠNH KHÔNG HIỆU QUẢ

Một số biện pháp mà nhiều người cho rằng có thể chấm dứt tình trạng cảm lạnh nhưng sự thật là chúng hoàn toàn không có hiệu quả, bao gồm:

Kháng sinh: Cảm lạnh do virus gây ra, trong khi đó kháng sinh chỉ có tác dụng chống lại sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn vào cơ thể bạn. Vì thế, sử dụng kháng sinh sẽ không giúp bạn cải thiện tốt hơn tình trạng sức khỏe của mình. Lạm dụng kháng sinh sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng và làm gia tăng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.


Không nên lạm dụng kháng sinh khi bị cảm lạnh

Thuốc trị cảm lạnh và ho không kê đơn ở trẻ nhỏ: Các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng và thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ. Bạn cần gặp bác sĩ trước khi cho bé uống bất kỳ những loại thuốc này.

NHỮNG BIỆN PHÁP TRỊ CẢM LẠNH CHƯA ĐƯỢC CÔNG NHẬN

Mặc dù các nghiên cứu vẫn đang được thực hiện, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra tác dụng hoàn toàn của các phương pháp trị cảm lạnh liên quan đến vitamin C, kẽm, thảo dược Echinacea,… Sau đây là một số cập nhật nghiên cứu khoa học về tác dụng của những phương pháp này:

Vitamin C:

Việc uống vitamin C thường không giúp người bình thường ngăn ngừa cảm lạnh.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, dùng vitamin C trước khi có các triệu chứng cảm lạnh có thể giúp rút ngắn thời gian bị bệnh.


Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể và mau lành bệnh

Vitamin C có hiệu quả ở những đối tượng có nguy cơ cảm lạnh cao do tiếp xúc với thường xuyên với nhiều người như các bé đi nhà trẻ vào mùa lạnh, mùa mưa.

Thảo dược Echinacea:

Kết quả nghiên cứu về tác dụng ngăn ngừa và rút ngắn thời gian cảm lạnh của loại thảo dược này chưa được thống nhất. Một số nghiên cứu cho thấy chúng hoàn toàn không có tác dụng. Một số nghiên cứu cho thấy thảo dược echinacea có tác dụng giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng cảm lạnh khi được sử dụng trong giai đoạn đầu.

Echinacea dường như có hiệu quả nhất khi bạn sử dụng lúc bạn có các triệu chứng cảm lạnh và dùng liên tục từ 7 đến 10 ngày. Tuy thảo dược này an toàn khi sử dụng ở người lớn nhưng vẫn có một số tương tác khi dùng chung với thuốc, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này.

Kẽm:

Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng viên ngậm hoặc siro có chứa kẽm làm giảm thời gian bị cảm lạnh khoảng 1 ngày, đặc biệt là khi uống hoặc ngậm trong vòng 24 đến 48 giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng hoặc dấu hiệu của cảm lạnh.

Tuy nhiên, kẽm cũng có các tác dụng phụ có hại, bạn cần nghe sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng khoáng chất này.

CHĂM SÓC BẢN THÂN

Mặc dù các triệu chứng cảm lạnh thường nhỏ và không nghiêm trọng, nhưng việc kéo dài dai dẳn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của bạn và trẻ nhỏ. Bên cạnh việc sử dụng những phương pháp trên, cách tốt nhất là bạn nên chăm sóc bản thân và trẻ nhiều hơn.

Hãy nghỉ ngơi, uống đủ nước, giữ cho không khí xung quanh ở độ ẩm thích hơn, đặc biệt là vệ sinh tay thường xuyên để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

Ý kiến bạn đọc
19001910