ĐAU BỤNG KINH VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

KHỎE MỖI NGÀY • Thứ tư, 23/09/2020 - 10:33 (GMT+7)

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình tự nhiên xảy ra định kỳ hằng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho việc thụ thai. Vào lúc bắt đầu mỗi chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho trứng rụng từ buồng trứng (hay còn gọi là sự rụng trứng).

Nếu được thụ tinh, trứng sẽ phát triển thành em bé. Nếu thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc máu của tử cung sẽ bong ra vì nó không còn cần thiết nữa – tạo nên chu kỳ, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến và là một phần bình thường của chu kỳ kinh nguyệt mà hầu hết phụ nữ đều có thể gặp phải. Cơn đau thường xuất hiện ở phần bụng dưới và phía trên đùi. Cơn đau xảy ra khi tử cung co lại để loại bỏ lớp niêm mạc không cần thiết. Chất prostaglandin tiết ra làm tử cung co bóp nhiều hơn và làm tăng mức độ đau. Đây là lý do trong một số kỳ kinh bạn cảm thấy ít khó chịu hoặc không khó chịu nhưng lại có những kỳ kinh lại đau nhiều hơn. Có thể là do tích tụ prostaglandin làm tử cung co thắt gây ra cơn đau dữ dội.

Một số triệu chứng khác

Ở một số phụ nữ, các triệu chứng khác có thể xảy ra cùng với cơn đau như:

  •   Nhức đầu
  •   Mệt mỏi
  •   Ngất xỉu
  •   Căng vú
  •   Cảm thấy buồn nôn
  •   Sưng phù
 

Bạn có thể chườm ấm vùng bụng hoặc massage nhẹ nhàng vùng bụng theo vòng tròn để giảm bớt cơn đau. Bạn cũng có thể dùng các thuốc không cần kê toa như Paracetamol (Paralmax Extra), NSAID hoặc Aspirin để làm giảm cơn đau. Nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc có chứa 500mg paracetamol cộng với 65mg caffeine hiệu quả hơn hẳn thuốc chỉ chứa paracetamol (Paralmax Extra).

Lưu ý nếu bạn bị hen suyễn, dưới 16 tuổi hoặc có các vấn đề về dạ dày thì không nên dùng Aspirin.

Khi nào cần gặp Bác sĩ?

Nếu bạn quan tâm đến tình trạng đau bụng khi hành kinh có thể tham vấn Bác sĩ hoặc Dược sĩ. Đặc biệt, bạn nên tìm đến Bác sĩ khi có những triệu chứng sau:

  • Đau nặng
  • Đau bụng kể cả khi chưa đến kỳ kinh
  • Sốt cao
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Chảy máu âm đạo giữa kỳ kinh
  • Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục
Ý kiến bạn đọc
19001910