DINH DƯỠNG CHO MỘT THAI KỲ KHỎE MẠNH

KHỎE MỖI NGÀY • Thứ hai, 15/06/2020 - 16:37 (GMT+7)

Dinh dưỡng cho mẹ bầu là một điều cực kỳ quan trọng trong suốt 9 tháng thai kỳ. Mẹ khoẻ mạnh sẽ giúp cho thai nhi dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, chưa hẳn tất cả các mẹ đều biết mình phải ăn uống thế nào cho phù hợp để bé yêu phát triển khỏe mạnh. Hãy cùng Boston Pharma tìm hiểu nhiều hơn về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho một thai kỳ trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều loại thực phẩm và đồ uống bổ dưỡng.

  • Ăn nhiều loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua và kem.
  • Chọn thực phẩm và đồ uống có ít đường, chất béo bão hòa và natri (muối).
  • Hạn chế các loại ngũ cốc tinh chế và tinh bột, có trong thực phẩm như bánh quy, bánh mì trắng và một số thực phẩm ăn nhẹ.
  • Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, các loại đậu, trứng, các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại hạt.

2. Đảm bảo người mẹ được cung cấp lượng calo phù hợp

Mang thai không có nghĩa là bạn cần ăn gấp đôi hoặc nhiều hơn để có dinh dưỡng nuôi con. Đây là một quan niệm sai lầm của khá nhiều bà mẹ hiện nay. Chúng ta chỉ cần bổ sung lượng calo phù hợp theo nhu cầu cơ thể mỗi người để “Mẹ khỏe – Bé phát triển tốt”

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ (12 tuần đầu tiên) - Hầu hết phụ nữ không cần thêm calo so với thông thường
  • 3 tháng tiếp theo thai kỳ (13 đến 26 tuần) - Hầu hết phụ nữ cần khoảng 340 calo thêm mỗi ngày
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ (sau 26 tuần) - Hầu hết phụ nữ cần khoảng 450 calo thêm mỗi ngày.

Boston Pharma giới thiệu các mẹ một trang web tự động tính lượng thực phẩm cần thiết mỗi ngày của thai kỳ: https://www.choosemyplate.gov/resources/MyPlatePlan

3. Uống vitamin trước khi sinh với axit folic, vitamin D sắt và canxi mỗi ngày

  • Axit folic, còn được gọi là folate, là vitamin nhóm B rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Trước khi mang thai và trong khi mang thai, mẹ cần 400 microgam axit folic mỗi ngày để giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh lớn của não và cột sống gọi là dị tật ống thần kinh ở trẻ.
  • Các hướng dẫn chế độ ăn uống hiện nay khuyên rằng phụ nữ đang mang thai nên uống ít nhất 600 microgam axit folic mỗi ngày từ tất cả các nguồn. Tuy nhiên, các mẹ khó có được lượng axit folic này nếu chỉ thông qua thực phẩm. Vì vậy, tất cả phụ nữ đang hoặc dự định có thai nên uống bổ sung các thực phẩm chức năng có chứa axit folic.
  • Sắt được cơ thể sử dụng để tạo ra một chất trong các tế bào hồng cầu mang oxy đến các cơ quan và mô của mẹ. Khi mang thai, mẹ cần thêm một lượng sắt khoảng gấp đôi so với nhu cầu bình thường của cơ thể. Lượng sắt bổ sung này giúp cơ thể mẹ tạo ra nhiều máu hơn để cung cấp oxy cho thai nhi.
  • Liều sắt khuyến cáo hàng ngày trong thai kỳ là 27 mg, được tìm thấy trong hầu hết các chất bổ sung vitamin trước khi sinh.
  • Mẹ cũng có thể ăn thực phẩm giàu chất sắt, bao gồm thịt đỏ nạc, thịt gia cầm, cá, đậu khô và đậu hà lan và ngũ cốc tăng cường chất sắt.
  • Sắt cũng có thể được hấp thụ dễ dàng hơn nếu thực phẩm giàu chất sắt được ăn cùng với thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như trái cây và cà chua.
  • Canxi được sử dụng để xây dựng xương và răng của thai nhi. Phụ nữ mang thai cần được cung cấp 1.000 mg canxi mỗi ngày.
  • Vitamin D hoạt động với canxi để giúp xương và răng của thai nhi phát triển. Nó cũng rất cần thiết cho làn da khỏe mạnh và thị lực. Tất cả phụ nữ, bao gồm cả những người đang mang thai, cần 600 đơn vị vitamin D quốc tế mỗi ngày. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng chuyển đổi một hóa chất trong da thành vitamin D

Xem thêm video về lợi ích của vitamin D

 

4. Lợi ích của việc bổ sung cá và động vật có vỏ trong thai kỳ

  • Axit béo omega-3 là một loại chất béo được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại cá.
  • Chúng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển não bộ của thai nhi cả trước và sau khi sinh.
  • Để nhận được nhiều lợi ích nhất từ axit béo omega-3, mẹ nên ăn ít nhất hai khẩu phần cá hoặc động vật có vỏ (khoảng 8 con) mỗi tuần trước khi mang thai, trong khi mang thai và trong khi cho con bú.

5. Phòng tránh nhiễm khuẩn Listeria trong thời kỳ mang thai

Phụ nữ mang thai gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh là do sự thay đổi về miễn dịch tại chỗ và toàn thân trong thời kỳ mang thai. Vi khuẩn Listeria monocytogenes thường gây ra nhiễm trùng não và tủy sống dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong. Phụ nữ có thai nhiễm bệnh có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu. Ngoài ra bệnh có thể truyền sang thai nhi trong quá trình mang thai hoặc cho con trong quá trình sinh nở. 

Đối với phụ nữ mang thai, cần tuân thủ một số hướng dẫn sau đây để phòng tránh:

  • Không ăn các loại pho mát mềm trừ khi chúng được chế biến cẩn thận. Tuy nhiên, sử dụng pho-mát cứng, pho mát đã thanh trùng, pho mát kem, và sữa chua khá an toàn.
  • Đun nóng lại những thức ăn thừa, thức ăn sẵn và những thực phẩm bảo quan trong tủ lạnh.
  • Không ăn bánh pate, hải sản đông lạnh trừ khi đã được đun nấu kỹ.
  • Không dùng sữa tươi chưa được thanh trùng và các sản phẩm từ loại sữa này.
Ý kiến bạn đọc
19001910