5 THẢO DƯỢC CHỮA HO HIỆU QUẢ BẠN NÊN BIẾT

KHỎE MỖI NGÀY • Thứ bảy, 24/10/2020 - 10:01 (GMT+7)

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hoạt động mạnh, gây ra các tác động bất lợi trên đường hô hấp, đặc biệt là ho. Ho vốn là một phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp đẩy các chất bài tiết của đường hô hấp, các tác nhân kích ứng ra ngoài, giúp đường hô hấp thông thoáng hơn. Tuy nhiên, các tác nhân gây bệnh làm cơn ho trở nên dai dẳng, kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Ho dai dẳng gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng bạn đã thử nhiều cách vẫn không thể “chia tay” được cơn ho. Những thảo dược sau đây sẽ giúp bạn “tạm biệt” những cơn ho khó chịu và giúp ngăn ngừa chúng quay lại.

Bạc hà:

Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, giúp làm ra mồ hôi, hạ sốt. Dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, ngạt mũi, nhức đầu. Ngoài ra, bạc hà còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chữa ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài.

Bài thuốc chữa cảm mạo nhức đầu:

Lá bạc hà 6g, kinh giới 6g, phòng phong 5g, bạch chỉ 4g, hành hoa 6g. Lấy nước sôi đổ vào, chờ 20 phút, uống lúc đang nóng.

Bạch đàn và tinh dầu bạch đàn:

Bạch đàn còn gọi là cây khuynh diệp. Tinh dầu bạch đàn có tác dụng chữa ho, giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Dùng tinh dầu bạch đàn xoa bóp vào các huyệt ở bàn chân, ngực và lưng sẽ giúp làm giảm cơn ho. Bên cạnh đó, kết hợp xông mũi bằng tinh dầu bạch đàn pha với nước ấm sẽ làm dịu cổ họng và làm giảm nghẹt mũi.

Húng chanh:

Húng chanh hay còn gọi là tần dày lá. Ngoài công dụng làm gia vị, húng chanh còn là một thuốc chữa cảm cúm, chữa ho rất hiệu quả. Dùng 5-7 lá húng chanh, rửa sạch, ngâm nước muối. Sau đó nhai và ngậm, bạn sẽ thấy dịu cổ họng và bớt ho.

Gừng:

Gừng chắc hẳn là một loại cây rất quen thuộc mà ai cũng biết. Gừng còn có tên gọi là khương; sinh khương là củ gừng tươi, can khương là củ gừng phơi khô. Theo tài liệu cổ, sinh khương vị cay, tính hơi ôn, vào ba kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung tiêu đờm, hành thủy giải độc. Dùng để chữa ngoại cảm, đờm ẩm sinh ho…

  • Bài thuốc trị cảm mạo phong hàn: Tía tô 10g, kinh giới 10g, bạc hà 10g, bạch chỉ 6g, vỏ quýt 6g, sinh khương 3 lát. Sắc uống ngày một thang trong 3 ngày.
  • Chữa ho lâu ngày: Gừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa), mật ong (1 thìa). Đun nóng, uống dần từng ít một.

Tràm và tinh dầu tràm:

Trong dân gian thường dùng lá và cành non mang lá để pha hay hãm hoặc sắc với nồng độ 20g lá trong 1 lít nước để uống thay nước, giúp chữa ho.

Phổ biến nhất là tinh dầu tràm, bạn có thể dùng dung dịch tinh dầu tràm 5 - 10% để nhỏ mũi chống cúm, ngạt mũi.

Đây là những thảo dược quen thuộc đã được minh chứng từ lâu về công dụng chữa cảm ho. Bạn có thể áp dụng một trong những cách trên để có thể chấm dứt những cơn ho dai dẳng của mình.

Ngoài ra, còn có một phương pháp tiện lợi hơn để chữa ho mà không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Eucatol Forte của Boston Pharma được kết hợp từ 5 vị thuốc trên (Eucalyptol, Menthol, Tinh dầu tần, Tinh dầu gừng, Tinh dầu tràm), với sự kết hợp đó Eucatol Forte giúp làm ấm họng, giảm đau rát họng, dịu cơn ho do ngứa họng.

Một sự kết hợp khác từ sản phẩm Eucatol với thành phần Eucalyptol, Menthol, Tinh dầu tần, Tinh dầu gừng giúp làm dịu cơn ho, khan tiếng, giảm đau rát họng cực kỳ hiệu quả.

Bạn cũng có thể mang theo bên mình những viên kẹo Eucatol (thành phần Tinh dầu khuynh diệp, Tinh dầu bạc hà, Tinh dầu gừng, Tinh dầu tần, Tinh dầu quế) để làm dịu cổ họng, giảm ho mỗi khi thấy khó chịu, ho nhiều.

 

 

Ý kiến bạn đọc
19001910