- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Nhà máy
- Sản phẩmSản phẩm
- Đối tác
- Tin tứcTin tứcKHỎE MỖI NGÀYHOẠT ĐỘNG CỦA BOSTON
- Tuyển dụngTuyển dụngChính sách nhân sựCơ hội việc làm
- Liên hệ
Đơn trị liệu
Sitagliptin được dùng như liệu pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và vận động thể lực để cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
Kết hợp với metformin
Sitagliptin được chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 để cải thiện kiểm soát đường huyết bằng cách kết hợp với metformin như liệu pháp ban đầu hoặc khi metformin đơn trị liệu cùng chế độ ăn kiêng và vận động thể lực không kiểm soát được đường huyết thích đáng.
Kết hợp với một sulfamid hạ dường huyết
Sitagliptin được chỉ định ở bệnh nhân đái thái đường tuýp 2 để cải thiện kiểm soát đường huyết bằng cách kết hợp với sulfamide hạ đường huyết đơn trị liệu cùng chế độ ăn kiêng và vận động thể lực không kiểm soát được đường huyết thích đáng.
Kết hợp với chất chủ vận PPARg
Sitagliptin được chỉ định ở bệnh nhân đái thái đường tuýp 2 để cải thiện kiểm soát đường huyết bằng cách kết hợp với chất chủ vận PPARg (như nhóm các thiazolidion) khi đồng vận PPARg đơn trị liệu cùng chế độ ăn kiêng và vận động thể lực không kiểm soát được đường huyết thích đáng.
Kết hợp với metformin và một sulfamide hạ đường huyết
Sitagliptin được chỉ định ở bệnh nhân đái thái đường tuýp 2 để cải thiện kiểm soát đường huyết bằng cách kết hợp với metformin và một sulfamid hạ đường huyết khi hai loại thuốc này cùng chế độ ăn kiêng và vận động thể lực không kiểm soát được đường huyết thích đáng.
Kết hợp với metformin và một chất chủ vận PPARg
Sitagliptin được chỉ định ở bệnh nhân đái thái đường tuýp 2 để cải thiện kiểm soát đường huyết bằng cách kết hợp với metformin và một PPARg (như các thiazolidione) khi hai loại thuốc này cùng chế độ ăn kiêng và vận động thể lực không kiểm soát được đường huyết thích đáng.
Kết hợp với insulin
Sitagliptin được chỉ định ở bệnh nhân đái thái đường tuýp 2 như một liệu pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và vận động thể lực để cải thiện kiểm soát đường huyết khi dùng kết hợp với insulin (cùng hoặc không cùng metformin).
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG
Liều dùng
Liều dùng sitagliptin khuyến cáo là 100 mg/ngày khi dùng như đơn trị liệu hoặc kết hợp với metformin, sulfamid hạ đường huyết, insulin (cùng hoặc không cùng metformin), chất chủ vận PPARγ (như các thiazolidinedione), hoặc metformin cùng sulfamid hạ đường huyết hoặc có thể dùng metformin cùng chất chủ vận PPARγ. Có thể uống sitagliptin cùng hoặc không cùng với thức ăn.
Khi dùng sitagliptin kết hợp với sulfamid hạ đường huyết hoặc insulin, có thể xem xét dùng sulfamid hạ đường huyết hoặc insulin liều thấp hơn nhằm giảm nguy cơ hạ đường huyết do sulfamid hạ đường huyết (xem Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc).
Đối tượng đặc biệt
Bệnh nhân suy thận
Khi xem xét sử dụng sitagliptin kết hợp với một số thuốc chống đái tháo đường khác, cần đánh giá mức độ suy thận ở bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân suy thận nhẹ (mức lọc cầu thận [GFR] ≥ 60 đến < 90 mL/phút), không cần điều chỉnh liều.
Đối với bệnh nhân suy thận trung bình (GFR ≥ 45 đến < 60 mL/phút), không cần điều chỉnh liều lượng.
Đối với bệnh nhân suy thận trung bình (GFR ≥ 30 đến < 45 mL/phút), liều sitagliptin là 50 mg x 1 lần/ngày.
Đối với bệnh nhân suy thận nặng (GFR ≥ 15 đến < 30 mL/phút) hoặc bệnh suy thận giai đoạn cuối (ESRD) (GFR < 15 mL/phút), bao gồm những bệnh nhân cần thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc, liều dùng sitagliptin là 25 mg x 1 lần/ngày. Có thể tiến hành điều trị mà không cần quan tâm đến thời gian lọc máu.
Do liều dùng được hiệu chỉnh dựa trên chức năng thận, nên đánh giá chức năng thận trước khi bắt đầu điều trị bằng sitagliptin và sau đó kiểm tra định kỳ.
Bệnh nhân suy gan
Không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan nhẹ và trung bình. Sitagliptin không được nghiên cứu ở bệnh nhân suy gan nặng và nên thận trọng khi dùng thuốc (xem Đặc tính dược động học).
Tuy nhiên, vì sitagliptin được thải trừ chủ yếu qua thận nên bệnh nhân suy gan nặng sẽ không ảnh hưởng đến dược động học của sitagliptin.
Người cao tuổi
Không cần hiệu chỉnh liều theo tuổi.
Trẻ em
Sitagliptin không dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 10 – 17 tuổi vì không đủ hiệu quả. Dữ liệu có sẵn được mô tả trong các phần Tác dụng không mong muốn, Đặc tính dược lực học và Đặc tính dược động học. Sitagliptin chưa được nghiên cứu ở trẻ em dưới 10 tuổi.
Cách dùng
Có thể dùng sitagliptin cùng hoặc không cùng với thức ăn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với sitagliptin hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc (xem Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc và Tác dụng không mong muốn của thuốc).
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC
Thận trọng chung
Sitagliptin không nên dùng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc để điều trị nhiễm ceton do đái tháo đường.
Viêm tụy cấp
Sử dụng chất ức chế DPP-4 có liên quan đến nguy cơ phát triển viêm tụy cấp tính. Bệnh nhân cần được thông báo về triệu chứng đặc trưng của viêm tụy cấp: đau bụng dữ dội, dai dẳng. Tình trạng viêm tụy được giải quyết sau khi ngừng sử dụng sitagliptin (có hoặc không điều trị hỗ trợ) đã được quan sát, nhưng rất hiếm trường hợp viêm tụy hoại tử hoặc xuất huyết và/hoặc tử vong đã được báo cáo. Nếu nghi ngờ viêm tụy, nên ngừng dùng sitagliptin và các thuốc có khả năng bị nghi ngờ khác; nếu viêm tụy cấp được xác định, không nên điều trị lại với sitagliptin. Cần thận trọng đối với những bệnh nhân có tiền sử viêm tụy.
Hạ đường huyết khi sử dụng kết hợp với các thuốc hạ đường huyết khác
Trong các thử nghiệm lâm sàng của sitatagliptin khi dùng đơn trị liệu hay dùng phối hợp với các thuốc chưa biết có gây hạ đường huyết không (như metformin và/hoặc một chất chủ vận PPARγ), tỷ lệ hạ đường huyết được báo cáo khi dùng sitagliptin là tương tự như tỷ lệ ở bệnh nhân dùng giả dược. Hạ đường huyết đã được quan sát thấy khi sitagliptin được sử dụng kết hợp với insulin hoặc sulphonylurea. Do đó, để giảm nguy cơ hạ đường huyết, có thể xem xét dùng liều thấp hơn cho sulphonylurea hoặc insulin.
Bệnh nhân suy thận
Sitagliptin được bài tiết qua thận. Để đạt được nồng độ sitagliptin trong huyết tương tương tự như ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, khuyến cáo dùng liều thấp hơn ở những bệnh nhân có GFR < 45 mL/phút, cũng như ở những bệnh nhân ESRD cần thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc (xem Liều dùng và cách dùng và Đặc tính dược động học).
Khi xem xét sử dụng sitagliptin kết hợp với một loại thuốc điều trị đái tháo đường khác, cần đánh giá mức độ suy thận ở bệnh nhân.
Các phản ứng quá mẫn
Đã có các báo cáo sau khi lưu hành thuốc về những phản ứng quá mẫn nghiêm trọng ở bệnh nhân dùng sitagliptin. Các phản ứng này bao gồm phản ứng phản vệ, phù mạch và các tình trạng da tróc vảy kể cả hội chứng Stevens-Johnson. Các phản ứng này khởi phát trong 3 tháng đầu sau khi bắt đầu điều trị, với một vài trường hợp được báo cáo sau liều điều trị đầu tiên. Nếu nghi ngờ phản ứng quá mẫn, nên ngừng dùng sitagliptin. Các nguyên nhân tiềm ẩn khác nên được đánh giá và nên bắt đầu các trị liệu đái tháo đường thay thế.
Bọng nước dạng pemphigoid
Đã có báo cáo sau khi lưu hành thuốc về bọng nước dạng pemphigoid đối với những bệnh nhân đang dùng các chất ức chế DPP-4 bao gồm sitagliptin. Nếu nghi ngờ bọng nước dạng pemphigoid, nên ngừng dùng sitagliptin.
Thận trọng tá dược
Thuốc có chứa ít hơn 1 mmol natri (23 mg) mỗi viên nén bao phim, do đó, có thể nói thuốc này "không chứa natri".
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN
Bảo quản nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
HẠN DÙNG
36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá thời hạn sử dụng.