- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Nhà máy
- Sản phẩmSản phẩm
- Đối tác
- Tin tứcTin tứcKHỎE MỖI NGÀYHOẠT ĐỘNG CỦA BOSTON
- Tuyển dụngTuyển dụngChính sách nhân sựCơ hội việc làm
- Liên hệ
Mỗi viên nén bao phim BOSRELOR 90 có chứa:
Ticagrelor | 90 mg |
Thành phần tá dược | vừa đủ |
Điều trị ngăn ngừa huyết khối gây xơ vữa động mạch ở bệnh nhân trưởng thành trong: Hội chứng mạch vành cấp; Tiền sử nhồi máu cơ tim.
Ticagrelor phối hợp với acid acetylsalicylic (ASA) được chỉ định để ngăn ngừa huyết khối gây xơ vữa động mạch ở bệnh nhân trưởng thành trong các trường hợp sau:
- Hội chứng mạch vành cấp (Acute Coronary Sydromes – ACS).
- Tiền sử nhồi máu cơ tim (Myocardial Infarction – MI) và nguy cơ cao phát sinh huyết khối gây xơ vữa động mạch (xem phần Liều dùng, cách dùng và Đặc tính dược lực học).
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG
Liều dùng
Trừ khi có chống chỉ định cụ thể, bệnh nhân dùng ticagrelor cũng nên sử dụng acid acetylsalicylic liều duy trì hàng ngày ở mức thấp: 75 – 150 mg.
Hội chứng mạch vành cấp (ACS)
Nên khởi đầu điều trị với liều nạp duy nhất 180 mg (2 viên nén 90 mg) và sau đó duy trì với liều 90 mg × 2 lần/ngày.
Thời gian điều trị với ticagrelor liều 90 mg × 2 lần/ngày được khuyến cáo lên đến 12 tháng ở những bệnh nhân bị ACS trừ khi việc ngưng sử dụng được chỉ định lâm sàng (xem phần Đặc tính dược lực học).
Tiền sử nhồi máu cơ tim
Liều khuyến cáo khi cần điều trị kéo dài ở bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim ít nhất một năm và có nguy cơ cao bị huyết khối gây xơ vữa động mạch là 60 mg × 2 lần/ngày (xem phần Đặc tính dược lực học). Có thể bắt đầu điều trị ngay như là liệu pháp tiếp theo sau một năm đầu điều trị với ticagrelor hoặc liệu pháp ức chế thụ thể Andenosin (ADP) khác ở bệnh nhân ACS có nguy cơ cao bị biến chứng huyết khối xơ vữa động mạch. Cũng có thể bắt đầu điều trị tối đa 2 năm kể từ khi nhồi máu cơ tim, hoặc trong vòng một năm sau khi ngừng điều trị bằng thuốc ức chế thụ thể ADP trước đó. Dữ liệu còn hạn chế về hiệu quả và độ an toàn của ticagrelor sau 3 năm điều trị kéo dài.
Liều đầu tiên của ticagrelor nên được dùng 24 giờ sau liều cuối cùng của thuốc chống kết tập tiểu cầu khác trong trường hợp cần thay đổi thuốc.
Quên dùng thuốc
Nên tránh quên dùng thuốc khi điều trị. Nếu quên 1 liều ticagrelor, chỉ dùng 1 viên (liều kế tiếp) theo lịch/ thời gian uống thuốc.
Đối tượng đặc biệt:
Người cao tuổi
Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân cao tuổi (xem phần Đặc tính dược động học).
Suy thận
Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận (xem phần Đặc tính dược động học).
Suy gan
Ticagrelor chưa được nghiên cứu ở những bệnh nhân suy gan nặng và do đó, chống chỉ định ở đối tượng này (xem phần Chống chỉ định). Dữ liệu nghiên cứu ở bệnh nhân suy gan vừa còn hạn chế, không khuyến khích điều chỉnh liều nhưng cần thận trọng khi sử dụng ticagrelor. Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan nhẹ (xem phần Đặc tính Dược động học).
Trẻ em
An toàn và hiệu quả của ticagrelor ở trẻ em < 18 tuổi chưa được thiết lập. Hiện chưa có dữ liệu.
Cách dùng
Dùng đường uống.
Có thể dùng cùng hoặc không cùng thức ăn.
Đối với bệnh nhân không thể nuốt nguyên viên, có thể nghiền viên thành bột mịn, phân tán trong nửa ly nước và uống ngay lập tức. Tráng ly bằng nửa ly nước và uống hết. Hỗn dịch cũng có thể được dùng qua ống thông dạ dày (loại CH8 hay lớn hơn). Điều quan trọng là phải tráng ống thông dạ dày với nước sau khi đã dùng hỗn dịch thuốc.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với ticagrelor hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc (xem phần Thành phần và Tác dụng không mong muốn).
Đang bị chảy máu do bệnh lý.
Tiền sử xuất huyết nội sọ (xem phần Tác dụng không mong muốn).
Suy gan nặng (xem phần Liều dùng, cách dùng, Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc và Đặc tính dược động học).
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC
Nguy cơ chảy máu
Việc sử dụng ticagrelor ở bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao nên được cân nhắc với lợi ích phòng ngừa các biến cố huyết khối gây xơ vữa động mạch (xem phần Tác dụng không mong muốn và Đặc tính dược lực học). Nếu được chỉ định lâm sàng, cần thận trọng khi dùng ticagrelor ở những nhóm bệnh nhân sau đây:
• Bệnh nhân có xu hướng bị chảy máu (ví dụ do chấn thương gần đây, phẫu thuật gần đây, rối loạn đông máu, đang hoặc vừa bị xuất huyết tiêu hóa). Ticagrelor chống chỉ định ở bệnh nhân đang bị chảy máu do bệnh lý, có tiền sử xuất huyết nội sọ và bệnh nhân suy gan nặng (xem phần Chống chỉ định).
• Bệnh nhân dùng chung các thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu (như thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc chống đông máu và/hoặc các thuốc tiêu sợi huyết đường uống) trong vòng 24 giờ sau khi dùng ticagrelor.
Truyền tiểu cầu không đảo ngược tác dụng chống kết tập tiểu cầu của ticagrelor ở người tình nguyện khỏe mạnh và ít có khả năng đem lại lợi ích lâm sàng cho bệnh nhân bị chảy máu. Vì việc sử dụng đồng thời ticagrelor với desmopressin không làm giảm thời gian chảy máu, khả năng cao là desmopressin không hiệu quả trong việc kiểm soát các biến cố chảy máu trên lâm sàng (xem phần Tương tác thuốc).
Liệu pháp chống tiêu sợi huyết (acid aminocaproic hoặc acid tranxenamid) và/hoặc liệu pháp tái tổ hợp yếu tố VIIa có thể giúp tăng cầm máu. Có thể dùng lại ticagrelor sau khi xác định và kiểm soát nguyên nhân gây chảy máu.
Phẫu thuật
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ và nha sĩ biết rằng họ đang dùng ticagrelor trước khi có chỉ định phẫu thuật hoặc uống bất kỳ thuốc mới nào.
Trong nghiên cứu PLATO trên phân nhóm bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG), ticagrelor gây chảy máu nhiều hơn clopidogrel khi ngưng điều trị 1 ngày trước khi phẫu thuật, nhưng có cùng tỷ lệ gây chảy máu nặng sau khi ngưng thuốc 2 ngày trước phẫu thuật (xem phần Tác dụng không mong muốn). Nếu bệnh nhân sắp trải qua phẫu thuật (không cần thiết) và không muốn ảnh hưởng đến tác dụng chống kết tập tiểu cầu, nên ngưng dùng ticagrelor 7 ngày trước khi phẫu thuật (xem phần Đặc tính dược lực học).
Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Bệnh nhân bị ACS có tiền sử đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể điều trị với ticagrelor cho đến 12 tháng (nghiên cứu PLATO).
Nghiên cứu PEGASUS không bao gồm bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim mà trước đây bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Do không có dữ liệu nên không khuyến cáo điều trị hơn 1 năm ở những bệnh nhân này.
Suy gan
Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan nặng (xem phần Liều dùng, cách dùng và Chống chỉ định). Kinh nghiệm sử dụng ở bệnh nhân suy gan vừa còn hạn chế, vì thế, nên thận trọng khi sử dụng ở các bệnh nhân này (xem phần Liều dùng, cách dùng và Đặc tính dược động học).
Bệnh nhân có nguy cơ bị các biến cố nhịp tim chậm
Theo dõi điện tâm đồ Holter cho thấy so với clopidogrel, tần suất của hầu hết các trường hợp ngưng thất không triệu chứng khi sử dụng ticagrelor đều tăng. Bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến cố nhịp tim chậm (ví dụ bệnh nhân bị hội chứng suy nút xoang không được đặt máy tạo nhịp, block nhĩ thất độ 2 hoặc 3 hoặc ngất liên quan đến nhịp tim chậm) đã được loại trừ khỏi các nghiên cứu chính đánh giá tính an toàn và hiệu quả của ticagrelor. Do kinh nghiệm lâm sàng còn hạn chế, nên thận trọng khi dùng ticagrelor cho những bệnh nhân này.
Ngoài ra, cần thận trọng khi dùng chung ticagrelor với các thuốc làm chậm nhịp tim. Tuy nhiên, không có bằng chứng ghi nhận các phản ứng bất lợi có ý nghĩa lâm sàng trong thử nghiệm PLATO sau khi dùng đồng thời ticagrelor với một hoặc nhiều thuốc làm chậm nhịp tim (ví dụ 96% bệnh nhân dùng thuốc chẹn beta, 33% bệnh nhân dùng thuốc chẹn kênh calci như diltiazem và verapamil, và 4% bệnh nhân dùng digoxin) (xem phần Tương tác thuốc).
Trong nghiên cứu ở phân nhóm bệnh nhân theo dõi điện tâm đồ Holter trong thử nghiệm PLATO, có nhiều bệnh nhân ngưng thất ≥ 3 giây khi sử dụng ticagrelor so với clopidogrel trong giai đoạn cấp của ACS. Các cơn ngưng thất xác định bằng theo dõi điện tâm đồ Holter khi dùng ticagrelor ở nhóm bệnh nhân suy tim sung huyết (CHF) cao hơn so với tất cả các đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn cấp của ACS, nhưng không xảy ra trên nhóm dùng ticagrelor trong một tháng hoặc khi so sánh với clopidogrel. Không có hậu quả lâm sàng bất lợi nào liên quan đến sự mất cân bằng này (bao gồm ngất hoặc đặt máy tạo nhịp) ở nhóm bệnh nhân này.
Khó thở
Khó thở đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị bằng Ticagrelor. Khó thở thường nhẹ đến trung bình và thường tự khỏi mà không cần phải ngừng điều trị. Nguy cơ tuyệt đối xảy ra khó thở có thể tăng khi dùng ticagrelor ở những bệnh nhân hen suyễn/ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Thận trọng khi dùng ticagrelor ở những bệnh nhân có tiền sử hen suyễn và/hoặc COPD. Cơ chế chưa được làm sáng tỏ. Nếu bệnh nhân có triệu chứng khó thở mới, kéo dài hoặc nặng hơn, phải theo dõi kỹ và nếu không chịu đựng được, phải ngưng dùng ticagrelor (xem phần Tác dụng không mong muốn).
Tăng creatinin
Nồng độ creatinin có thể tăng khi điều trị với ticagrelor. Cơ chế chưa được làm rõ. Nên kiểm tra định kỳ chức năng thận. Ở những bệnh nhân bị ACS, nên kiểm tra chức năng thận sau một tháng khởi đầu điều trị với ticagrelor, đặc biệt ở những bệnh nhân ≥ 75 tuổi, bệnh nhân suy thận vừa/nặng và những bệnh nhân đang điều trị đồng thời với thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB).
Tăng acid uric
Tăng acid uric huyết có thể xảy ra trong quá trình điều trị với ticagrelor (xem phần Tác dụng không mong muốn). Thận trọng khi dùng ticagrelor ở những bệnh nhân có tiền sử tăng acid uric huyết hoặc bệnh gout. Để đề phòng, không khuyến cáo sử dụng ticagrelor ở bệnh nhân bị bệnh thận do acid uric.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu có huyết khối (TTP)
Đã có báo cáo về các trường hợp rất hiếm gặp ban xuất huyết giảm tiểu cầu có huyết khối khi sử dụng ticagrelor. Bệnh được đặc trưng bởi giảm tiểu cầu và bệnh thiếu máu tán huyết vi mạch liên quan đến các phát hiện về thần kinh, rối loạn chức năng thận hoặc sốt. TTP có khả năng gây tử vong, cần phải điều trị kịp thời bao gồm lọc huyết tương.
Ảnh hưởng đến các xét nghiệm chức năng tiểu cầu để chẩn đoán giảm tiểu cầu do heparin (HIT)
Trong xét nghiệm kích hoạt tiểu cầu sử dụng heparin (heparin induced platelet activation – HIPA) để chẩn đoán giảm tiểu cầu do heparin (HIT), yếu tố kháng tiểu cầu 4/ kháng thể herapin ở huyết thanh bệnh nhân kích hoạt tiểu cầu của người hiến tặng khỏe mạnh với sự hiện diện của herapin.
Đã có báo cáo về các kết quả âm tính giả trong một xét nghiệm chức năng tiểu cầu (bao gồm nhưng không giới hạn ở xét nghiệm HIPA) đối với bệnh nhân HIT dùng ticagrelor. Điều này liên quan đến sự ức chế thụ thể P2Y12 trên tiểu cầu của người hiến khỏe mạnh trong xét nghiệm gây ra bởi ticagrelor có trong huyết tương/ huyết thanh của bệnh nhân. Thông tin về việc dùng đồng thời heparin với ticagrelor là cần thiết để giải thích các xét nghiệm chức năng tiểu cầu để chẩn đoán HIT.
Ở những bệnh nhân đã bị HIT, cần đánh giá nguy cơ – lợi ích của việc tiếp tục điều trị bằng ticagrelor, cân nhắc trạng thái prothrombotic của HIT và nguy cơ tăng chảy máu khi điều trị đồng thời thuốc chống đông máu và ticagrelor.
Khác
Dựa trên mối quan hệ quan sát được trong nghiên cứu PLATO giữa liều duy trì ASA và hiệu quả tương ứng của ticagrelor so với clopidogrel, không khuyến cáo sử dụng đồng thời ticagrelor và liều duy trì cao ASA (> 300 mg).
Ngưng dùng thuốc
Việc ngưng sớm bất kỳ liệu pháp kháng tiểu cầu nào, bao gồm cả ticagrelor, có thể làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch (CV), nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do bệnh lý nền của bệnh nhân. Do đó, tránh ngừng điều trị đột ngột.
Thận trọng tá dược
Thuốc này có chứa dưới 1 mmol (23 mg) natri trong mỗi đơn vị phân liều, về cơ bản được xem như 'không chứa natri'.
HẠN DÙNG
36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN
Bảo quản nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Vỉ Al/PVDC. Hộp 06 vỉ × 10 viên nén bao phim kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng.