1. Kiểm tra HĐ bán, hợp đồng dịch vụ: nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán. Theo dõi thực hiện hợp đồng và các khoản chi trả (chi phí + lãi phát sinh) trong và ngoài hợp đồng.
2. Kiểm tra số liệu công nợ và thực hiện xác nhận công nợ với khách hàng
3. Kiểm tra công nợ:
- Khách hàng mua hàng theo từng đề nghị và dựa trên hợp đồng nguyên tắc bán hàng đã ký, kiểm tra giá trị hàng mà khách hàng muốn mua, hạn mức tín dụng và thời hạn thanh toán mà công ty chấp nhận cho từng khách hàng.
- Kiểm tra chi tiết công nợ của từng khách hàng theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận Kinh doanh, nhân viên thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên
4. Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi, đề xuất trích lập dự phòng và các giải pháp xử lý đối với nợ khó đòi
5. Lập bút toán kết chuyển, kéo công nợ từ số tổng về từng khách hàng, cấn trừ công nợ, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
6. Kiểm tra báo cáo công nợ trên phần mềm
7. Kiểm tra số liệu doanh thu và thực hiện chi trả khuyến mãi, tính và hạch toán số liệu chiết khấu cho từng khách hàng
8. Lập các báo cáo theo yêu cầu trong lĩnh vực mình phụ trách
9. Các công việc khác theo yêu cầu của Trưởng bộ phận.