NHỮNG CÁCH BẢO VỆ DẠ DÀY KHỎE

KHỎE MỖI NGÀY • Thứ năm, 20/04/2023 - 16:44 (GMT+7)

Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease - GERD) là triệu chứng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản ban đầu sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho cơ thể, về lâu dài có thể dẫn đến viêm thực quản. Cùng tìm hiểu về triệu chứng của trào ngược dạ dày, tham khảo các lời khuyên để bảo vệ sức khỏe và cách điều trị trào ngược dạ dày – thực quản hiệu quả.

Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây đầy hơi, mệt mỏi, khiến cơ thể kém vận động với các triệu chứng:

  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi cúi gập người.
  • Buồn nôn hoặc nôn khi ăn quá no.
  • Miệng có vị đắng, tiết nhiều nước bọt.
  • Ho khan và khàn giọng do acid dạ dày trào ngược ảnh hưởng không tốt đến dây thanh quản.
  • Đau tức vùng thượng vị, ở một số trường hợp thì cơn đau này có thể lan rộng ra cánh tay hoặc lưng.
  • Giảm cân đột ngột, do dạ dày hoạt động kém dẫn đến cảm giác ăn không ngon miệng, người bị trào ngược dạ dày có thể giảm cân đột ngột.

Đối với người gặp chứng trào ngược dạ dày thực quản thì nên thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày và cần được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời để bệnh không phức tạp hơn. Trào ngược dạ dày lâu ngày nếu không được điều trị dứt điểm có thể trở nên mãn tính.

Tác dụng thuốc Nexipraz 40 trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sử dụng thuốc Nexipraz 40 – Sản phẩm Boston Pharma là biện pháp điều trị hữu hiệu trị trào ngược dạ dày, bệnh loét dạ dày - tá tràng. Nexipraz 40 là thuốc được bác sĩ kê đơn và chỉ định sử dụng trong trường hợp như sau:


Nexipraz 40 – Sản phẩm Boston Pharma

Người lớn:

  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược.
  • Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát.
  • Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
  • Chữa lành loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori và
  • Phòng ngừa tái phát loét dạ dày – tá tràng ở bệnh nhân loét có nhiễm Helicobacter pylori.
  • Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID.
  • Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ.
  • Điều trị kéo dài sau khi đã điều trị phòng ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày tá tràng bằng đường tĩnh mạch.
  • Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison.

Trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược.
  • Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát.
  • Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)

Trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh có thể hạn chế một số thực phẩm gây kích thích lên dạ dày như thực phẩm cay nóng, các loại thức uống gây kích thích mạnh cho dạ dày như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…. Ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa chất béo và protein lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, rau lá xanh đậm như rau bina, cải xanh, táo, hành tây và cần tây ... Đây đều là những loại thực phẩm lành tính cho những ai gặp phải các chứng bệnh về dạ dày. Ngoài ra nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, hít thở sâu, tập thể dục thường xuyên, vì đây là cách làm giảm áp lực lên dạ dày, hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.

Bài viết là những chia sẻ hữu ích về các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý cần được bác sĩ thăm khám trực tiếp và tư vấn điều trị.

Ý kiến bạn đọc
19001910